Viganò nói Phanxicô là một “Giáo hoàng không Công giáo” (Phân tích)
Tháng Hai 24, 2024
ỦNG HỘ
Sao chép đường dẫn
https://endtimes.video/vi/vigano-phanxico-khong-cong-giao/
Sao chép Nhúng
conggiaovatican.com - Kênh Tiếng Việt

Sư Huynh Phêrô Dimond, O.S.B.

Cha Carlo Viganò, một tổng giám mục đã nghỉ hưu trong Giáo phái Vaticanô II, đã trở nên nổi bật trong vài năm qua. Gần đây ông lên tiếng và tuyên bố rằng Phanxicô là một "giáo hoàng không Công giáo".

[Viganò:] Chúng ta đã đi đến điểm mà ngay cả những người đơn giản với ít kiến thức về các vấn đề giáo lý cũng hiểu rằng chúng ta đang có một giáo hoàng không Công giáo, ít nhất là theo nghĩa chặt chẽ của thuật ngữ này.

Điều đó là không thể. Ta không thể có một giáo hoàng không Công giáo. Như Thánh Robertô Bellarminô đã nói, trích dẫn Melchior Cano:

Thánh Robertô Bellarminô, De Romano Pontifice, Quyển 2, Chương 30:
"Melchior Cano... dạy rằng những kẻ lạc giáo không phải là một phần tử hay thành viên của Giáo Hội, và... ông nói rằng thật không thể tưởng tượng được rằng một người nào đó là người đứng đầu và giáo hoàng mà không phải là một thành viên hay một phần tử ..."

Ý nghĩ rằng ai đó có thể là người đứng đầu và giáo hoàng của Giáo hội Công giáo khi ông ta không phải là thành viên là phi logic đến nỗi nó được mô tả ở đây là không thể tưởng tượng được. Điều đó là không thể và trái với lý trí. Do đó, trong khi Viganò nói chính xác rằng Phanxicô không phải là người Công giáo, ông đã không chính xác khi nói rằng Phanxicô là giáo hoàng, và rằng một người không Công giáo có thể là giáo hoàng.

Kết luận thực sự, dựa trên giáo huấn Công giáo, phải là một kẻ lạc giáo như Phanxicô KHÔNG phải là giáo hoàng. Ông ta là một ngụy giáo hoàng lạc giáo.

Thánh Robertô Bellarminô, De Romano Pontifice, Quyển 2, Chương 30: “Vì khi những Giáo phụ ấy nói rằng những kẻ lạc giáo bị mất thẩm quyền, họ không viện dẫn bất kỳ luật lệ nào của con người, mà thậm chí chẳng có luật nào trong số ấy có thể tồn tại vào thời điểm đó về vấn đề này, nhưng họ lập luận từ bản chất của lạc giáo. Mặt khác, Công đồng Constance không nói chỉ xét đến những người bị vạ tuyệt thông; nghĩa là, những người thông qua một bản án của Giáo hội đã mất thẩm quyền. Tuy nhiên, những kẻ lạc giáo, ngay cả trước khi bị vạ tuyệt thông đã ở bên ngoài Hội Thánh và bị tước mọi thẩm quyền, vì tự chúng đã lên án cho chúng rồi, như các Tông Đồ dạy trong Titô 3. Nói cách khác, chúng đã bị cắt đứt khỏi thân thể của Giáo hội mà không cần vạ tuyệt thông, như Thánh Giêrôm giải thích.

Giáo Hoàng Lêô XIII cũng dạy rằng thật thật ngớ ngẩn tưởng tượng rằng kẻ ở bên ngoài có thể cai trị Giáo Hội.

Giáo hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#15), ngày 29 tháng Sáu năm 1896: “Không ai, do đó, trừ phi trong hiệp thông với Thánh Phêrô có thể được sẻ chia thẩm quyền của Người, bởi vì thật ngớ ngẩn tưởng tượng rằng kẻ ở bên ngoài có thể cai trị Giáo Hội.”

Giáo hội Công giáo dạy rằng những kẻ lạc giáo công khai không thể là giáo hoàng hợp lệ, và những kẻ lạc giáo ngay lập tức mất tư cách thành viên trong Giáo hội (nếu chúng từng có).

Thánh Robertô Bellarminô, De Romano Pontifice, Quyển 2, Chương 30: Một Giáo Hoàng khi trở thành lạc giáo đồ công khai tức khắc ngưng là Giáo Hoàng và thủ lĩnh, cũng như hắn tức khắc ngưng là Kitô hữu và là phần tử Hội Thánh. Vì cớ đó, hắn ta có thể bị phán xét và trừng phạt bởi Giáo Hội. Đây là giáo huấn của tất cả các Giáo Phụ thời xưa đã dạy rằng lạc giáo đồ công khai tức khắc mất mọi tước vị

Giáo hội dạy rằng bất cứ ai rao giảng lạc giáo cách khét tiếng hay công khai – hãy để tôi nhắc lại rằng, bất cứ ai rao giảng lạc giáo như vậy – không thể giữ thẩm quyền lên các tín hữu.

Giáo hoàng Thánh Celestinô 1, Gửi các giáo sĩ và người dân Constantinopolis, AD 430:
“Tuy nhiên, nhỡ như bản án của kẻ đã phải nhận bản án từ Thiên Chúa lên chính bản thân dường như có hiệu lực ngay cả chỉ trong một thời gian ngắn, thẩm quyền Tòa Thánh của Ta đã công khai quy định rằng không vị giám mục, giáo sĩ hay Kitô hữu nào thuộc bất kỳ nghề nghiệp nào, những người bị phế truất khỏi vị trí hoặc khỏi sự hiệp thông bởi Nestoriô và những kẻ trong nhóm của hắn từ thời điểm [ex quo] bọn chúng bắt đầu rao giảng lạc giáo, được xem là bị phế truất hoặc chịu vạ tuyệt thông. Nhưng tất cả những người này đã và cho đến bây giờ vẫn còn trong hiệp thông với chúng ta, bởi vì kẻ vấp ngã trong việc rao giảng những điều như vậy đã không thể phế truất hoặc loại bỏ bất cứ ai.”

Thánh Robertô Bellarminô, De Ecclesia Militante, Chương 10:
"Vì lý do đó [Giáo hoàng] Celestinô và Nicôla, trong các đoạn trích dẫn trên, nói rằng một giám mục lạc giáo, từ khi bắt đầu rao giảng lạc giáo, đã không thể tháo gỡ hoặc cầm giữ bất cứ ai..."

Điều này dựa trên luật Thiên Chúa, như Giáo Hội dạy, và nó áp dụng cho tất cả mọi người. Lý do cho điều này, như Thánh Robertô Bellarminô cũng đã chỉ ra, là:

Thánh Robertô Bellarminô, De Romano Pontifice, Quyển 2, Chap. 30:
“... đó sẽ là tình trạng khốn khổ nhất của Giáo Hội, nếu Giáo Hội bị buộc phải nhìn nhận một con sói, rõ ràng là đang rình mò, là người chăn chiên.”

Một con sói tấn công đàn chiên bằng việc rao giảng lạc giáo không thể giữ thẩm quyền trên đàn chiên, bởi vì thẩm quyền của Chúa Kitô không dẫn dắt con người đến Hỏa ngục. Những ai bảo bạn nhìn nhận một người như Phanxicô là giáo hoàng, đang dẫn bạn đến một con sói và mâu thuẫn với giáo huấn Công giáo.

Chúng tôi đề cập đến chủ đề này một cách chi tiết trong video của chúng tôi, Bằng chứng giáo lý cho Thuyết trống tòa. Video đề cập đến Giáo hoàng Thánh Celestinô, Giáo hoàng Nicôla và Thánh Robertô Bellarminô, và nhiều người khác.

Thánh Giáo hoàng Celestinô I, Gửi Gioan thành Antiochia, AD 430:
"Nhưng nếu bất cứ ai đã bị Giám mục Nestoriô hoặc những kẻ theo ông ta rút phép thông công hoặc tước bỏ chức giám mục hoặc linh mục, sau khi bọn chúng bắt đầu rao giảng những điều như vậy [tức là lạc giáo Nestoriô], thì rõ ràng là một người như vậy đã và vẫn còn trong hiệp thông của Ta, và Ta phán xét người đó không bị loại bỏ: Bởi vì bản án của người kẻ đã cho thấy rằng bản thân kẻ đó nên bị loại bỏ không thể loại bỏ bất cứ ai.”

Thật thú vị, chúng ta tìm thấy cùng một giáo huấn này của Giáo hội Công giáo trong Sách giáo lý của Thánh Peter Canisius, tiến sĩ Giáo hội thế kỷ 16. Ông viết.

Thánh Peter Canisius, Summa Doctrinae Christianae (Giáo lý), Theo Dòng Thánh #7:
"... chúng ta nhận đức tin và sự vâng phục chỉ với những vị được các giám mục tấn phong và truyền đi cách hợp pháp, tuyên xưng giáo lý đúng đắn của Giáo Hội. Nhưng với những kẻ khác, chúng ta phải thật cẩn thận, như kẻ thù và những kẻ độc hại."

Hãy lưu ý, ta chỉ nhận sự vâng phục đối với những người, bên cạnh nhiều điều khác, tuyên xưng giáo lý đúng đắn của Giáo Hội. Phanxicô có tuyên xưng giáo lý đúng đắn của Giáo hội không? Chắc chắn là không! 

Điều này đưa chúng ta đến điểm tiếp theo. Các tuyên bố của Viganò cung cấp thêm bằng chứng cho thấy tội lỗi hoặc tội chứng của Phanxicô được công khai biết đến và do đó Phanxicô là một kẻ lạc giáo khét tiếng. 

Trong video Bằng chứng giáo lý cho Thuyết trống tòa, chúng tôi đề cập đến việc có hai yếu tố đối với lạc giáo khét tiếng (liên quan đến khét tiếng trong bản chất) theo các nhà giáo luật trước Công đồng Vaticanô II. Thứ nhất) việc rao giảng lạc giáo phải được công khai; và thứ hai) tội lỗi hoặc tội chứng phải được biết đến công khai.

Woywod và Smith, [Một bình luận thực tiễn về Giáo luật] A Practical Commentary On The Code of Canon Law, Imprimatur 1957, p. 448.:
“... Một hành vi phạm tội là khét tiếng (notorious) bởi khét tiếng về bản chất (notoriety of fact) nếu hành vi ấy được biết đến và thực hiện cách công khai trong những trường hợp mà nó không thể được che giấu bởi bất kỳ sự lừa dối nào, cũng không được bào chữa bằng bất kỳ lý do nào được thừa nhận mặt pháp luật (nghĩa là, cả hành vi phạm tội và tội chứng hoặc trách nhiệm hình sự phải được biết đến cách công khai)...”

Chà, Phanxicô rao giảng lạc giáo công khai cho thế giới về nhiều vấn đề, chẳng hạn như bằng cách tuyên bố rằng cố gắng hoán cải người khác là tội lỗi, rằng có những vị thánh và những vị tử đạo ngoài Công giáo, rằng án tử hình là trái với Tin mừng, rằng người Tin lành và ly khai ở bên trong Nhiệm thể Chúa Kitô, hoàn toàn thờ ơ tôn giáo, và nhiều điều khác.

Trên thực tế, tội chứng hoặc tội lỗi của Phanxicô được công khai biết đến bởi vì:

1) ông thừa nhận rằng giáo huấn của chính ông có thể là lạc giáo và ông không quan tâm, chứng minh rằng ông có tội,

2) ông ta phủ nhận những chân lý của đức tin mà bất kỳ người Công giáo trưởng thành nào (chứ đừng nói đến một người tự nhận là giám mục và giáo hoàng) nhất định phải biết. Rao giảng một tin mừng giả, như ông ta làm, là công khai tội chứng của bản thân. Vì vậy, ông ta là một kẻ lạc giáo khét tiếng.

Trong video Bằng chứng giáo lý cho Thuyết trống tòa, chúng tôi cũng trích dẫn một nhà giáo luật trước Vaticanô II, Cha Eric Mackenzie, người đã dạy một cách chính xác rằng một kẻ lạc giáo đơn giản, nghĩa là một người chưa bị cảnh báo hoặc tuyên bố mặt giáo luật (và thậm chí có thể tiếp tục nhận là Công giáo), có thể là một kẻ lạc giáo khét tiếng.

Linh mục Eric F. Mackenzie, The Delict of Heresy [Tội lạc giáo], Đại học Công giáo Hoa Kỳ, Imprimatur 1932, trang 44:
"Một kẻ phạm tội lạc giáo đơn giản (người không tiếp tục nổi loạn coi thường các cảnh báo và trừng phạt giáo luật, cũng như không tham gia bất kỳ giáo phái ngoài Công giáo nào), phải chịu vạ tuyệt thông của Giáo hội dưới hình thức đơn giản nhất.”

Linh mục Eric F. Mackenzie, [Tội lạc giáo] The Delict of Heresy, Đại học Công giáo Hoa Kỳ, Imprimatur 1932, trang 45.:
"Tất cả những kẻ lạc giáo bị kết án đều khét tiếng, ít nhất là khét tiếng mặt pháp luật. Một số kẻ lạc giáo đơn giản và một số kẻ lạc giáo gia nhập một giáo phái ngoài Công giáo có thể khét tiếng trên thực tế, nhưng những kẻ còn lại, có lẽ đại diện cho trường hợp thông thường, sẽ chỉ là những kẻ phạm pháp huyền bí.”

Những người nói với bạn rằng một người không thể là lạc giáo khét tiếng hoặc công khai cho đến khi người đó được cảnh báo hoặc tuyên bố theo giáo luật – hoặc công khai tự nhận bản thân là người không Công giáo – là hoàn toàn sai. Người lạc giáo đơn giản, người chưa trải qua quá trình pháp lý và thậm chí vẫn còn tuyên bố là Công giáo, có thể là một kẻ lạc giáo khét tiếng, như Phanxicô.

Linh mục Eric F. Mackenzie, [Tội lạc giáo] The Delict of Heresy, Đại học Công giáo Hoa Kỳ, Imprimatur 1932. Trang 111:
"Nếu tội lạc giáo đã trở nên khét tiếng, trên thực tế hoặc qua quá trình pháp lý, thì có ít cơ hội áp dụng giáo luật này.” 

Trong clip này, Viganò tuyên bố chính xác, như thể đó là một sự việc hiển nhiên, rằng Phanxicô cố tình chống lại đức tin Công giáo đích thực và cố tình thúc đẩy những gì trái ngược với nó.

[Viganò:] ... của một giáo hoàng không tin như một giáo hoàng, không cư xử như một giáo hoàng, và không nói như một giáo hoàng. Vấn đề là chúng ta không phải đối mặt với một loại không hành động từ Giáo hoàng, như có thể xảy ra với một giáo hoàng ốm yếu hoặc rất già;  nhưng đúng hơn là với một hành động liên tục được tổ chức và lên kế hoạch theo một nghĩa trái ngược hoàn toàn với chính bản chất của Chức Giáo hoàng... Tất cả chúng ta đều hiểu rằng những lý do mà Bergoglio đưa ra để từ chối một cuộc gặp gỡ với một vị giám mục, một chính trị gia hay một trí thức bảo thủ không áp dụng cho vị hồng y lạm dụng tình dục, giám mục lạc giáo, chính trị gia ủng hộ phá thai, hoặc những kẻ âm mưu. Nói tóm lại, có một sự khác biệt trắng trợn trong hành vi, từ đó ta có thể nắm bắt được tính thiên vị và bè đảng của Phanxicô, là ủng hộ bất kỳ ý thức hệ, tư tưởng, dự án, tác phẩm khoa học, nghệ thuật hoặc văn học nào không phải là Công giáo.

Đây là bằng chứng hơn nữa về tội chứng công khai của Phanxicô và do đó là lạc giáo khét tiếngNhư đã được trích dẫn trước đó, Viganò cũng nói rằng "ngay cả những người đơn giản với ít kiến thức về các vấn đề giáo lý" cũng có thể thấy rằng Phanxicô không phải là người Công giáo.

Như bất cứ ai cũng có thể nhận ra, Phanxicô là một kẻ lạc giáo khét tiếng, người thường xuyên rao giảng những lạc giáo trắng trợn. Một người rao giảng lạc giáo cách khét tiếng, như ông ta, không thể nắm giữ thẩm quyền hoặc chức vụ trong Giáo hội, như chúng tôi đã chứng minh. Người đó không thể được coi là giáo hoàng hoặc được vâng phục, theo giáo huấn Công giáo, kẻo người ta bị dẫn đến một con sói. Cố chấp thừa nhận một người như Phanxicô là giáo hoàng là trái ngược với giáo huấn Công giáo.

Mặc dù những người như Viganò hay Taylor Marshall và một số người khác nói một số điều đúng sự thật để chỉ trích những gì đang xảy ra - họ khiến mọi người lạc lối bằng cách đưa ra những kết luận sai lầm giữ nhiều người ở trong Giáo phái Vaticanô II dưới thời Ngụy Giáo hoàng Phanxicô. Họ khiến mọi người không nhận ra gốc rễ của những gì đang thực sự xảy ra, mà tài liệu của chúng tôi thảo luận.

Giáo hoàng Phaolô IV, Cum ex Apostolatus Officio, ngày 15 tháng 2 năm 1559: "... và ta đã lo sợ nó có thể khiến ta phải chứng kiến Đồ Ghê Tởm Khốc Hại, được tiên tri bởi ngôn sứ Đanien, trong chính nơi thánh... Ta ban hành, xác định, ban sắc lệnh và minh định rằng nếu tại bất cứ thời điểm nào xuất hiện bất kỳ Giám mục… trước khi được thăng chức hoặc tấn phong Hồng y hay Giám mục Rôma, đã đi chệch khỏi Đức tin Công Giáo hoặc đi theo một số lạc giáo... việc thăng chức hoặc tấn phong, ngay cả khi nó không bị tranh cãi và nhận được sự đồng ý của tất cả các Hồng y, sẽ vô hiệu, vô nghĩa và vô giá trị..."

Bởi lập trường sai lầm của mình, Viganò mô tả Phanxicô vừa là giáo hoàng vừa là người phá hủy Giáo hội Công giáo, người đã phá hủy nó bằng những 'sắc lệnh'.

[Viganò:] Vai trò kép của ông ta là giáo hoàng và người phá hủy Giáo hội Công giáo cho phép ông một mặt phá hủy nó bằng các sắc lệnh và hành vi quản trị và mặt khác sử dụng uy tín mà chức vụ của ông sở hữu để thiết lập và truyền bá tôn giáo mới trên đống đổ nát của tôn giáo cũ.

Nhưng Giáo hội Công giáo không thể bị phá hủy - và chắc chắn không phải bởi các sắc lệnh và hành vi của một giáo hoàng hợp lệ. Giáo Hội không khiếm khuyết. Bà vĩnh viễn miễn nhiễm với sai lầm và lạc giáo.

Giáo hoàng Piô XI, Quas Primas (#22), ngày 11 tháng 12 năm 1925:
"... Giáo hội luôn luôn chiến thắng trong việc đẩy lùi khỏi chính mình dịch hại của những lạc giáo và sai lầm".

Quan điểm của Viganò là sai. Phanxicô là một ngụy giáo hoàng.

Giáo hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#9), ngày 29 tháng Sáu năm 1896:
”Thực hành của Giáo Hội luôn thuần nhất, như được thể hiện bởi giáo huấn nhất quán của các Giáo Phụ, những người đã luôn cho rằng một kẻ nằm ngoài sự hiệp thông Công Giáo, và dị biệt với Hội Thánh, bất kì ai lùi lại một phần nhỏ nhất về bất kỳ giáo lý nào đã được tuyên xưng bởi Huấn quyền chính xác.

Viganò cũng thừa nhận rằng Phanxicô đang thúc đẩy một tôn giáo mới. Nhận định đó là chính xác. Giáo Hội chân chính vẫn còn tồn tại, nhưng nó không phải là giáo phái của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Giáo hoàng Piô XII, Mystici Corporis Christi (#22), ngày 29 tháng Sáu năm 1943:
“Thật sự, chỉ tính là thành viên Giáo hội những ai đã nhận được chậu trùng sinh và tuyên xưng đức tin chân thật…”

Giáo phái Vaticanô II thực sự là Con điếm thành Babylon, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế được tiên tri.     

Khải huyền 17:4-5 - Người đàn bà mặc áo đỏ tía (tím) và đỏ thẫm, trang sức toàn bằng vàng, đá quý và ngọc trai, tay cầm một chén vàng đầy những thứ ghê tởm và ô uế, tức là sự gian dâm của nó. Trên trán nó, có viết một tên mang ý nghĩa huyền bí: Babylon vĩ đại, mẹ đẻ ra các gái điếm và các thứ ghê tởm trên trần gian.”

Tình hình hiện tại ở Rôma đã được dự đoán. Xem video của chúng tôi "Khải huyền tại Vatican" (và những video khác). Cũng xem trang web của chúng tôi conggiaovatican.com để biết thông tin về cách trở thành một người Công giáo thực sự và cứu linh hồn.

Luca 18:8 - “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

 

CHO XEM NHIỀU HƠN